CÁC PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA THỤ ĐỘNG PASSIVATION

(4017 Lượt đánh giá)

Thiết bị kiểm tra xét nghiệm thụ động Koslow của công ty 3N trong lĩnh vực inox được cấp chứng chỉ của Mỹ và đăng kiểm của VN.

  • twitter
  • Facebook
  • pinteres
Mô tả

CÁC PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA THỤ ĐỘNG PASSIVATION
Bất kỳ kim loại, thép hay sắt va chạm hay tiếp xúc với thép không gỉ (inox) đều là nguồn gây ảnh hưởng đến việc gây bẩn inox. Những dụng cụ như đá mài hay chổi sắt được sử dụng trước đó trên các chi tiết sắt hoặc thép dễ truyền sắt đến bề mặt thép không gỉ. Một trong những nguyên nhân khó tránh khỏi là không khí. Tại các nhà máy có một lượng lớn sắt trong không khí. Những hạt sắt này sẽ rơi xuống những bề mặt không được che phủ, bao gồm các chi tiết inox đã làm sạch trước đó. Để đảm bảo các chi tiết, thành phần đã được thụ động ( passivation) đúng cách, bề mặt phải không nhiễm bẫn như các hạt sắt tự do. Các phương pháp test hiện tại xác định sự hiện diện của sắt tự do trên bề mặt thép không gỉ.
Các nhà sản xuất thép không gỉ cần một phương pháp kiểm tra đáp ứng đầy đủ tất cả các nhu cầu của họ. Một tiêu chí lựa chọn quan trọng là làm thế nào để kiểm tra cho ra kết quả nhanh chóng, và nhanh hơn bình thường là tốt nhất. Điều cân nhắc quan trọng là khả năng tiếp cận và thực hiện kiểm tra trực tiếp tại chổ của thiết bị.
Thực tế các phương pháp kiểm tra hiện tại đều gây hại và ảnh hưởng đến các chi tiết inox. Các phương pháp sau phát hiện sắt tự do trên chi tiết và không cấp khả năng đạt hay không.
1. Phương pháp ngâm nước (Water immersion test)
Phương pháp này từ đầu nghe có vẻ hấp dẫn do nước là dễ tiếp cận. Tuy nhiên phương pháp này phải mất vài giờ trước khi có thể xem kết quả. Chưa kể nếu chi tiết không thụ động đúng cách nó có khuynh hướng bị gỉ và sẽ cần làm lại trước khi kiểm tra trở lại.
Điều quan trọng nữa là phải bảo đảm nước là sạch. Nước được dùng để test phải không chứa sắt ( từ đường ống dẫn nước chẳng hạn ) hoặc hóa chất, trái lại kết quả sẽ sai và chỉ ra rằng có sự hiện diện của sắt trên bề mặt chi tiết.  
2.Phương pháp kiểm tra độ ẩm (Humidity test)
Phòng đo độ ẩm yêu cầu các thiết bị đặc biệt và đòi hỏi đầu tư lớn. Trừ phi nhà máy được trang bị đúng, còn không các chi tiết sẽ được gửi ra phòng thí nghiệm bên ngoài.
Việc thuê ngoài để đo độ ẩm cho các chi tiết nhỏ sẽ dễ dàng hơn nhưng sẽ gặp vấn đề khó giải quyết với chi tiết lớn. Việc lấy kết quả cũng sẽ mất nhiều thời gian và những chi tiết lỗi sẽ yêu cầu phải làm lại.
3. Phương pháp kiểm tra bằng phun muối (Salt spray test)
Những bất tiện của phương pháp phun muốn cũng tương tự như phương pháp đo độ ẩm.
4. Phương pháp sunfat đồng ( Copper Sulfate test)
Xét nghiệm này là rất hiếm khi được chấp nhận trong ngành công nghiệp thực phẩm vì tính chất độc hại của nó. Hơn nữa, xét nghiệm này sẽ để lại dấu vết không mong muốn trên các bộ phận thép không gỉ.
5.Phương pháp kiểm tra hóa học Potassiunm ferricyanide – nitric acid
Xét nghiệm cuối cùng này là rất nhạy. Các dung dịch  Potassiunm ferricyanide này phải được thực hiện mới mỗi ngày. Phản ứng dễ nhận thấy khi nó chuyển sang màu xanh nếu có sự hiện diện của sắt tự do, nhưng thường sẽ cho kết quả dương tính sai.
Phương pháp thay thế:
Sử dụng thiết bị và bộ dụng cụ Koslow như 2026 và 3036 là một giải pháp nhanh nhất thế giới hiện nay. Độ chính xác cao và được thừa nhận.

Thiết bị được cung cấp bởi công ty 3N được cấp chứng chỉ tại Mỹ và chứng chỉ test tại VN.

Copyright (C) 2014 www.amazon-machine.com

Develop by web8x.net

^